Theo Bộ NNPTNT, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, từ đầu năm 2016 tới nay Tây Nguyên đối mặt với hạn hán nghiêm trọng, khiến hàng loạt diện tích cây cà phê nằm trên đỉnh đồi, núi – nơi khó khăn về nguồn nước – gần như mất trắng.
Tình trạng khô hạn khốc liệt trong 6 tháng đầu năm khiến nguồn nước ngầm tại Tây Nguyên cạn kiệt. Thiếu nước tưới làm cho năng suất cà phê giảm mạnh từ 30 – 70%, có nhiều vùng, đặc biệt là các vùng núi, đồi cao hàng ngàn hecta cây cà phê đã mất trắng, chết khô như củi do thiếu nước tưới, buộc người dân phải chặt bỏ.
Thiếu thốn, thiếu vốn, khiến người nông dân không nghĩ được xa hơn. Do giá tiêu đang lên, nên nhiều nông dân chuyển hướng đầu tư trồng loại cây này với hi vọng có thêm thu nhập cao hơn. Điều này có nguy cơ gây mất cân đối quy hoạch cây trồng, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng trong cán cân cung – cầu đối với 2 loại cây này trong niên vụ tới.
“Dự kiến niên vụ 2016 – 2017 sản lượng cà phê giảm 20 – 25% so với niên vụ trước. Nếu không kịp thời khuyến cáo, tình trạng chặt bỏ ồ ạt cây cà phê sẽ gây nên tình trạng mất cân đối phá vỡ quy hoạch cây trồng chủ lực của Tây Nguyên” – một chuyên gia nông nghiệp nhận định.
Theo số liệu từ các tỉnh Tây Nguyên đã có 115.065ha cây cà phê bị thiếu nước tưới và bị mất trắng trong năm 2016. Đăk Lăk bị thiệt hại nặng nhất với 56.138ha cà phê bị khô hạn, mất trắng gần 4.399ha; Đăk Nông có 22.000ha bị thiếu nước tưới, trong đó 4.977ha mất trắng; Gia Lai có 399ha mất trắng; Lâm Đồng