Truyền thống dùng tỏi có từ rất rất xa xưa và vô cùng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ cách sử dụng tỏi. Dưới đây là 10 mẹo nhỏ mà người nào thường xuyên ăn tỏi chắc chắn cần phải biết.
1. Bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng
Khi nói đến bảo quản, tỏi có 2 kẻ thù tự nhiên: ẩm ướt và ánh sáng mặt trời. Tỏi chưa bóc vỏ nên được bảo quản ngoài tủ lạnh. Tốt nhất là nên để tỏi ở nơi khô thoáng, đảm bảo lưu thông khí tốt, và dĩ nhiên là tránh ánh nắng mặt trời. Cách này có thể giữ được tỏi từ 3-5 tháng.
2. Bóc vỏ tỏi bằng cách lắc
Các đầu bếp nhà hàng từ lâu đã biết cách dễ dàng nhất (và vui nhất) để lột vỏ nhiều tép tỏi trong cùng một lần là lắc thật mạnh.Để thực hiện cách bóc vỏ thú vị và đơn giản này, đầu tiên bạn phải tách những tép tỏi ra khỏi nhánh, sau đó cho những tép tỏi này vào lọ đậy nắp kín hoặc cho vào nồi, bát rồi đậy vung kín. Vỏ sẽ tách khỏi thân tỏi trong vòng 15 giây sau khi lắc mạnh theo chiều thẳng đứng, phương pháp này đặc biệt hiệu quả với tỏi khô.
3. Bóc vỏ tỏi bằng nước ấm
Thay vì bóc từng tép tỏi một, một biện pháp lột vỏ tỏi nhanh chóng khác là thả chúng vào bát nước nóng. Sau đó bạn có thể tiếp tục công việc nấu nướng của mình, sau vài phút vớt ra để nguội, bạn sẽ chưa bao giờ thấy bóc vỏ tỏi dễ như khi này.
4. Giã hay thái lát?
Bạn thường giã hay thái lát tỏi? Tỏi càng được đập nhỏ hay thái mỏng, sẽ càng giải phóng ra nhiều các hợp chất sulfuric và tinh dầu, khiến tỏi có vị cay nồng hơn. Vì vậy băm, nghiền tỏi sẽ càng làm tăng vị hăng cay của tỏi, trong khi đó thái lát sẽ tạo hương vị ở mức vừa phải.
5. Để tỏi được “nghỉ ngơi”
Để những tép tỏi được “nghỉ ngơi” 5-15 phút kể từ khi thái hoặc đập tỏi, rồi mới bắt đầu chế biến được cho là cách chế biến thông thái hơn cả. Vì sự tiếp xúc với không khí bên ngoài sẽ kích thích các enzym phản ứng và càng làm tăng thêm các hợp chất có lợi cho sức khỏe.6. Đừng để tỏi đổi màu nâu
Tỏi phi mỡ tạo nên mùi thơm đặc trưng quyến rũ cho món ăn, nhưng nếu không cẩn thận cũng có thể khiến tỏi bị cháy và có mùi hăng, vị chuyển đắng. Để tránh điều này xảy ra, nếu phi tỏi trước tiên, thì bạn cần nhớ để lửa nhỏ và cho tỏi vào trước khi dầu bốc khói. Bạn cũng có thể cho tỏi vào sau các nguyên liệu tạo mùi thơm khác như hành. Tuy nhiên các chuyên gia đề xuất bạn nên đập tỏi, rồi để 5-10 phút và rắc lên đĩa khi nấu xong, vì càng đun lâu tỏi sẽ càng mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng.
7. Cách khử mùi tỏi trên tay độc đáo
Có lẽ ngoài việc để lại hơi thở không mấy dễ chịu, mùi tỏi lưu lại trên tay cũng là một lý do khiến nhiều người ngại dùng tỏi. May mắn là ngay bên cạnh chiếc thớt đã có một công cụ giúp bạn khử mùi: thép không gỉ.Các phân tử thép có thể gắn vào những chất tạo mùi hôi mà tỏi lưu lại trên tay, vì vậy để loại bỏ chúng khỏi da, bạn chỉ cần chà các ngón tay vào thành bên của đáy hoặc thành bồn rửa bát làm từ thép không gỉ. Cách này cũng có thể giúp bạn loại bỏ mùi khó chịu của hành và cá khỏi tay.
8. Cách loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả nhất
Chất allicin trong tỏi là thủ phạm gây nên mùi khó chịu khi ăn tỏi. Đặc biệt là ngay cả khi bạn đã đánh răng, thì allicin ở đường tiêu hóa vẫn được hấp thu vào máu, đến phổi và tiếp tục giải phóng mùi hôi qua hơi thở, đến các tuyến và thải mùi khó chịu qua mồ hôi.Tuy nhiên một nghiên cứu cho thấy nếu bạn ăn rau xà lách hoặc táo ngay sau khi ăn tỏi (hoặc trong vòng ít nhất 30 phút), thì những hợp chất trong đó sẽ trung hòa các phân tử gây mùi không chỉ ở khoang miệng, mà còn cả ở đường tiêu hóa và do đó ngăn chặn không cho chúng thấm vào máu.Chính vì vậy biện pháp ngừa mùi hôi do tỏi hữu hiệu nhất là ăn táo hoặc xà lách càng sớm càng tốt sau khi ăn tỏi.
9. Đừng bỏ phí vỏ tỏiVỏ tỏi trên thực tế hữu dụng hơn là chỉ nằm trong thùng rác. Chúng chứa nhiều hợp chất chống oxi hóa có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể cho vỏ vào túi lọc trà để pha ấm trà giúp tăng cường hệ miễn dịch (có thể cho thêm mật ong và chanh để tăng thêm hương vị). Hoặc tích trữ vỏ tỏi trong ngăn lạnh và khi đã đủ nhiều, bạn có thể cho vào nước xương, nước canh rau để tăng thêm sức hấp dẫn cho món ăn. Cuối cùng bạn đừng quên rửa lớp vỏ trước khi sử dụng để loại bỏ những bám bẩn nhé.
10. Tỏi mầm – siêu dinh dưỡng
Theo các nghiên cứu của Hàn Quốc, tỏi đã mọc mầm có hàm lượng các hoạt tính chống oxi hóa còn vượt trội hơn. Chiết xuất từ loại tỏi này thậm chí có thể bảo vệ tế bào tránh khỏi một số loại tổn thương. Trong quá trình lên mầm, nhiều hoạt chất được tạo mới, bao gồm các chất có thể bảo vệ cái mầm non chống lại bệnh tật trong môi trường sống mới lạ. Một số chất dinh dưỡng có thể tăng lên gấp 30 lần so với bình thường, giúp cơ thể bạn sử dụng các vitamin, khoáng, axit amin và axit béo từ các thực phẩm ăn vào một cách hiệu quả hơn