Cà phê châu Á: Chênh lệch giá thu hẹp do dự trữ dồi dào tại Indonesia

05/03/2020

Sự chênh lệch của cà phê robusta ở châu Á đã thu hẹp trong tuần này so với giá kỳ hạn London, một phần do nguồn cung dồi dào vào cuối vụ thu hoạch của Indonesia, trong khi giao dịch tại Việt Nam đang chậm lại bởi nông dân hạn chế bán do giá thấp.

Việc thu hoạch tại Indonesia, nhà sản xuất lớn thứ ba thế giới sau Brazil và Việt Nam sẽ kết thúc trong tháng tới, và tồn kho hiện nay của nước này cùng với xuất khẩu đang tăng lên từ Việt Nam đã cung cấp một số hỗ trợ cho robusta kỳ hạn.

Robusta kỳ hạn tháng 10 trên sàn ICE chốt phiên 24/8 đã giảm 0,6% xuống 1.810 USD/tấn do thị trường củng cố giảm sau khi được hỗ trợ bởi những lo ngại về thời tiết lệnh ở phía nam Brazil.
Cà phê robusta của Indonesia loại 4, 80% hạt khiếm khuyết được chào ở mức cộng 10 – 30 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9 ở London, mức cộng một tuần trước là 40 – 50 USD/tấn.

Một thương gia tại Lampung cho biết giao dịch rất sôi động, lưu ý rằng nông dân và thương nhân vẫn có khối lượng lớn cà phê trong kho.
Các nhà rang xay Indonesia là khách hàng chính trong thị trường này, nhưng giá cà phê Indonesia rẻ hơn cũng thu hút một số khách hàng nước ngoài.

Robusta Việt Nam loại 1, sàng 16, tương tự như cà phê Sumatran, được chào với mức cộng 40 – 45 USD/tấn với hợp đồng cà phê tháng 11 trên sàn ICE, mức cộng một tuần trước là 50 – 55 USD/tấn.

Cà phê Việt Nam loại 2, 5% hạt đen và vỡ được chào ngang đến thấp hơn 5 USD/tấn so với hợp đồng tháng 11 của London. Một tuần trước giá cà phê này ở mức cộng 10 USD/tấn.

Một người ở công ty nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “giao dịch tương đối trầm lắng do nông dân không bán, vì thế hầu hết các hạt xuất khẩu trong tháng này đến từ các kho ngoại quan”.

Các thương nhân ước tính Việt Nam có ít nhất 500.000 tấn cà phê (8,33 triệu bao loại 60 kg/bao) hiện nay, gồm 150.000 tấn do nông dẫn giữ và số còn lại tại kho của các nhà xuất khẩu và công ty giao dịch nước ngoài.

Khối lượng này chiếm khoảng 30% sản lượng niên vụ 2015/16 của Việt Nam. Sản lượng niên vụ này theo thăm dò của Reuters đạt 28 triệu bao.

Hai nước xuất khẩu của Đông nam Á này chiếm tới 28% tổng sản lượng thế giới, theo dự đoán của Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA.

Trong một diễn biến khác, Myanmar đã giao 36.000 tấn cà phê arabia sang Mỹ, nhập khẩu quy mô thương mại lần đầu tiên trong hơn 15 năm.
Best Wordpress Popup Plugin