Xuất khẩu hạt Điều của Ấn Độ trong năm 2016-2017 đạt 80.033 tấn, trị giá 50 tỷ Rupee (khoảng 770 triệu USD), giảm 18% về lượng so với 96,346 tấn, trị giá 49,52 tỷ Rupee của năm 2015-2016. Trong khi đó, theo số liệu của Ban gia vị, xuất khẩu tiêu đen của Ấn Độ trong 9 tháng (từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2016) đã giảm 40% về số lượng và 37% trị giá so với năm trước, đạt 14.100 tấn và 9.030 triệu Rupee.
Xuất khẩu Điều giảm 18% trong năm 2016-2017
Ông S. Kanna, Giám đốc Điều hành, kiêm Thư ký Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu Điều Ấn Độ (CEPCI) cho biết mặc dù số lượng Điều xuất khẩu giảm song doanh thu tăng lên là do giá Điều trung bình trong năm 2016-2017 đã tăng 22%, từ mức 513,99 Rupee/Kg của năm 2015-2016 lên mức 625,9 Rupee/Kg.
Ông Sundaram Prabha, Chủ tịch CEPCI cho biết, giá hạt điều thô đã tăng mạnh trong năm 2016-2017, tăng từ 2.250 – 2.300 USD/tấn, cùng với chi phí chế biến Điều cao khiến giá Điều xuất khẩu của Ấn Độ mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Giá hạt điều thô trung bình đã tăng 29%, từ mức từ 89,33 Rupee/Kg năm 2015-2016, lên mức 115,57 Rupee/Kg trong năm tài khóa 2016-2017. Giá hạt điều thô nhập khẩu cũng tăng lên và ở mức khoảng 150 Rupee/Kg. Trong khi đó, giá hạt điều thô sản xuất trong nước hiện cũng có giá khoảng 140 Rupee/Kg.
Ông Sundaran cho biết hiện nay chỉ có 40% các nhà máy sản xuất, chế biến Điều tại bang Kerala, một trong những bang sản xuất Điều lớn nhất Ấn Độ, còn duy trì hoạt động, do chi phí sản xuất tăng cao cao và chịu sự cạnh tranh lớn từ các bang khác. Với công suất chế biến khoảng 2 triệu tấn hạt Điều thô/1 năm, ngành chế biến hạt Điều tại đang phụ thuộc và sử dụng hơn 50% hạt điều nguyên liệu từ nguồn nhập khẩu. Sản lượng hạt điều thô của bang này đã tăng lên nhưng chỉ đạt khoảng 700 nghìn tấn/năm. Trong năm 2016-17, lượng hạt điều thô nhập khẩu khẩu của Ấn Độ đã giảm 21% so với năm trước do nhiều nhà máy đã đóng cửa. Trong khi đó, chi phí chế biến Điều ở Kerala hiện ở khoảng 3.500 Rupee/1 bao 80 Kg, cao hơn so với chi phí sản xuất Điều ở nhiều bang khác, chỉ khoảng 1.000-1.350 Rupee/1 bao.
Chủ tịch CEPCI cũng cho biết ngành chế biến Điều của Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như: chi phí sản xuất cao; sự hỗ trợ/khuyến khích của chính quyền bang và liên bang không đáng kể; chi phí vay vốn cao; nhu cầu yếu từ thị trường nước ngoài do sự suy thoái kinh tế toàn cầu; sự cạnh tranh gay gắt từ Việt Nam và các nước xuất khẩu hạt điều truyền thống.
Xuất khẩu tiêu giảm mạnh
Theo ông Gulshan John, Tổng giám đốc công ty xuất khẩu Nedspice India, “Xuất khẩu tiêu đen của chúng ta (Ấn Độ) đã giảm hơn một nửa từ 2.500 tấn xuống còn 1.000 tấn trong năm trước vì giá của Ấn Độ cao hơn trên thị trường quốc tế. Xu hướng đó vẫn đang diễn ra trong năm nay”. Theo số liệu của Ban gia vị, xuất khẩu tiêu đen của Ấn Độ trong 9 tháng (từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2016) đã giảm 40% về số lượng và 37% trị giá so với năm trước, đạt 14.100 tấn và 9.030 triệu Rupee. Số liệu chính thức cho cả năm 2016 chưa được đưa ra nhưng dự tính sẽ thấp hơn mức 28.100 tấn của năm 2015.
Theo Hiệp hội Tiêu Thế giới (IPC), Việt Nam đã đạt được mức thu hoạch khoảng 200.000 tấn tiêu (gần như một nửa lượng tiêu toàn cầu) đưa mức giá giám từ 5.250 USD/ tấn xuống còn 5.000 USD/ tấn. Giá tiêu đen của Ấn giao động ở mức 9.000 USD/ tấn nên khả năng cạnh tranh xuất khẩu dường như không có.
Với giá bị duy trì ở mức cao do thiếu nguồn cung ở Ấn Độ, các nhà xuất khẩu đã phải mua hàng từ các nước khác để xuất. Số liệu không chính thức của lượng nhập khẩu này năm 2016 là 19.000 tấn, cao hơn năm trước gần 20%. Trong năm nay, nhập khẩu chắc chắn sẽ đạt mức 20.000 tấn do giá tiêu Việt Nam xuống thấp.
Theo ông Jojan Malayil, CEO của Bafna Enterprises “Với mức giá của Việt Nam hiện nay, giá nhập khẩu tiêu về đến Ấn Độ sẽ là 340 Rupee/ kg chưa thuế. Sau khi nộp thuế giá sẽ gần 600 Rupee/ kg tại Ấn Độ”.